Tranh chấp đất đai là gì? Cách giải quyết?

Tranh Chấp đất đai

Tranh chấp đất đai là gì? Giải quyết thế nào khi xảy ra tranh chấp? Cùng Công ty Hưng Công Vũng Tàu tìm ra giải pháp cho vấn đề này.

1.   Khái niệm

  • Tranh chấp đất đai được hiểu là hành vi tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên (Khoản 4, Điều 3, Luật Đất đai 2013)
  • Các dạng tranh chấp đất đai phổ biến:

– Tranh chấp giữa người sử dụng đất với cá nhân khác hoặc với Nhà nước

– Tranh chấp giữa những người sử dụng chung đất hoặc về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất

– Tranh chấp giữa 2 cá nhân chưa xác định được ai là người sử dụng đất hợp pháp

2.   Giải quyết tranh chấp đất đai

a)   Hòa giải tranh chấp đất đai

  • Nhà nước khuyến khích giải quyết tranh chấp bằng con đường hòa giải. (Khoản 1 Điều 202 Luật Đất đai 2013)
  • Có hai hình thức hòa giải tranh chấp đất đai: Tự hòa giải hoặc thông qua hòa giải cơ sở

– Khoản 2 Điều 202 Luật Đất đai 2013 quy định: Nếu các bên tranh chấp không hòa giải được nhưng muốn giải quyết tranh chấp thì phải gửi đơn đến UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất để hòa giải. Nếu không hòa giải sẽ không được khởi kiện hoặc gửi đơn đề nghị UBND cấp huyện, cấp tỉnh giải quyết.

  • Nếu hòa giải thành thì kết thúc tranh chấp. Nếu hòa giải không thành thì tùy vào từng trường hợp mà pháp luật có cách giải quyết khác nhau (khởi kiện, đề nghị UBND cấp huyện, tỉnh giải quyết).
  • Lưu ý:

– Tranh chấp trong việc xác định ai là người có quyền sử dụng đất thì bắt buộc hòa giải

– Tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: Tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,… thì không bắt buộc hòa giải (không phải là tranh chấp đất đai).

b)   Đề nghị UBND cấp huyện, cấp tỉnh giải quyết

Căn cứ Khoản 2 Điều 203 Luật Đất đai 2013, tranh chấp mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết:

  • Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền (trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân với nhau thì nộp tại UBND cấp huyện). Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân.
  • Khởi kiện tại Tòa án nơi có đất tranh chấp theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

c)    Khởi kiện tại Tòa án nhân dân

  • Khoản 1 và Khoản 2 Điều 203 Luật Đất đai 2013 quy định những tranh chấp mà đương sự được khởi kiện tại Tòa án nhân dân gồm:

– Tranh chấp mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật này.

– Tranh chấp về tài sản gắn liền với đất (nhà ở, công trình xây dựng…).

– Tranh chấp mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai.

  • Điều kiện khởi kiện

– Người khởi kiện có quyền khởi kiện.

– Tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo loại việc.

– Tranh chấp chưa được giải quyết.

– Tranh chấp đã được hòa giải tại UBND cấp xã.

3.   Liên hệ tư vấn thủ tục pháp lý

Liên hệ ngay hôm nay để được tư vấn cụ thể hơn. Đây có thể là quyết định tốt nhất về tư vấn đầu tư nhà đất mà bạn từng thực hiện. Khi chúng tôi liên hệ với một khách hàng mới, chúng tôi muốn tìm hiểu càng nhiều càng tốt về nhu cầu của khách hàng từ thời điểm bắt đầu để chúng tôi có thể có được những nhân sự tốt nhất làm việc với bạn.

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THIẾT KẾ – ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HƯNG CÔNG

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HƯNG CÔNG VŨNG TÀU