Những loại đô thị ở tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu

đô Thị

Đô thị là gì? Các loại đô thị được phân loại dựa vào những tiêu chí nào? Có những loại đô thị nào ở Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu? Cùng Công ty Hưng Công Vũng Tàu tìm hiểu về vấn đề này.

1.   Khái niệm

Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn.

2.   Tiêu chí phân loại đô thị

Về cơ bản, các đô thị ở Việt Nam được phân chia thành 6 loại (Điều 3, 4, 5, 6, 7, 8 Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13): đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I, đô thị loại II, đô thị loại III, đô thị loại IV và đô thị loại V.

a)   Đô thị loại đặc biệt

  • Là Thủ đô hoặc trung tâm tổng hợp cấp quốc gia, quốc tế về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, khoa học và công nghệ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của cả nước.
  • Quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 5.000.000 người trở lên. Khu vực nội thành đạt từ 3.000.000 người trở lên.
  • Mật độ dân số toàn đô thị đạt từ 3.000 người/km2trở lên. Khu vực nội thành tính trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 12.000 người/km2 trở lên.
  • Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị đạt từ 70% trở lên. Khu vực nội thành đạt từ 90% trở lên.
  • Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế – xã hội, trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này.
  • Hiện nay, nước ta có hai thành phố được xếp loại đô thị đặc biệt gồm: thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

b)   Đô thị loại I

  • Là trung tâm tổng hợp cấp quốc gia, cấp vùng hoặc cấp tỉnh về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, khoa học và công nghệ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của một vùng liên tỉnh hoặc cả nước;
  • Quy mô dân số: toàn đô thị đạt từ 1.000.000 người trở lên. Khu vực nội thành đạt từ 500.000 người trở lên nếu đô thị là thành phố trực thuộc Trung ương. Dân số toàn đô thị đạt từ 500.000 người trở lên. Khu vực nội thành đạt từ 200.000 người trở lên nếu đô thị là thành phố thuộc tỉnh hoặc thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương
  • Mật độ dân số toàn đô thị đạt từ 2.000 người/km2trở lên. Khu vực nội thành tính trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 10.000 người/km2 trở lên.
  • Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị đạt từ 65% trở lên. Khu vực nội thành đạt từ 85% trở lên.
  • Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế – xã hội, trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này.
  • Tính đến tháng 12 năm 2021, cả nước có 22 đô thị loại I, bao gồm: 3 thành phố trực thuộc trung ương và 19 thành phố trực thuộc tỉnh

c)    Đô thị loại II

  • Là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành cấp vùng, cấp tỉnh về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, khoa học và công nghệ, trung tâm hành chính cấp tỉnh, đầu mối giao thông, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của một tỉnh hoặc một vùng liên tỉnh;
  • Quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 200.000 người trở lên. Khu vực nội thành đạt từ 100.000 người trở lên.
  • Mật độ dân số toàn đô thị đạt từ 1.800 người/km2trở lên. Khu vực nội thành tính trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 8.000 người/km2 trở lên.
  • Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị đạt từ 65% trở lên. Khu vực nội thành đạt từ 80% trở lên.
  • Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế – xã hội, trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này.
  • Tính đến ngày 20/4/2022, cả nước có 33 đô thị loại II (đều là các thành phố thuộc tỉnh)

d)   Đô thị loại III

  • Là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, khoa học và công nghệ cấp tỉnh, đầu mối giao thông, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, vùng liên tỉnh;
  • Quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 100.000 người trở lên. Khu vực nội thành, nội thị đạt từ 50.000 người trở lên.
  • Mật độ dân số toàn đô thị đạt từ 1.400 người/km2trở lên. Khu vực nội thành, nội thị tính trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 7.000 người/km2 trở lên.
  • Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị đạt từ 60% trở lên. Khu vực nội thành, nội thị đạt từ 75% trở lên.
  • Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế – xã hội, trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này.
  • Tính đến ngày 20/4/2022, cả nước có 47 đô thị loại III, bao gồm: 29 thành phố và 18 thị xã

e)    Đô thị loại IV

  • Là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành cấp tỉnh, cấp huyện về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, khoa học và công nghệ, trung tâm hành chính cấp huyện, đầu mối giao thông, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, huyện hoặc vùng liên huyện;
  • Quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 50.000 người trở lên. Khu vực nội thị (nếu có) đạt từ 20.000 người trở lên.
  • Mật độ dân số toàn đô thị đạt từ 1.200 người/km2trở lên. Khu vực nội thị (nếu có) tính trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 6.000 người/km2 trở lên.
  • Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị đạt từ 55% trở lên. Khu vực nội thị (nếu có) đạt từ 70% trở lên.
  • Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế – xã hội, trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này.
  • Đến ngày 29 tháng 11 năm 2021, cả nước có 90 đô thị loại IV, bao gồm: 31 thị xã, 5 huyện và 56 thị trấn.

f)     Đô thị loại V

  • Vị trí, chức năng, vai trò là trung tâm hành chính hoặc trung tâm tổng hợp cấp huyện hoặc trung tâm chuyên ngành cấp huyện về kinh tế, văn hóa, giáo dục, đào tạo, đầu mối giao thông, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của huyện hoặc cụm liên xã;
  • Quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 4.000 người trở lên.
  • Mật độ dân số toàn đô thị đạt từ 1.000 người/km2trở lên. Mật độ dân số tính trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 5.000 người/km2 trở lên.
  • Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị đạt từ 55% trở lên.
  • Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế – xã hội, trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này.
  • Đến tháng 12/2021, Việt Nam có tổng cộng 674 đô thị loại V.

3.   Phân loại đô thị tại Bà Rịa – Vũng Tàu

Khoản 2 Điều 1 Quyết định số 25/2022/QĐ-UBND quy định. Đất ở trong địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được chia làm 4 loại đô thị:

  • Đô thị loại 1: Bao gồm các phường thuộc thành phố Vũng Tàu;
  • Đô thị loại 2: Bao gồm các phường thuộc thành phố Bà Rịa;
  • Đô thị loại 3: Bao gồm các phường thuộc thị xã Phú Mỹ;
  • Đô thị loại 5: Bao gồm:

– Thị trấn Long Điền, Long Hải huyện Long Điền;

– Thị trấn Ngãi Giao huyện Châu Đức;

– Thị trấn Phước Bửu huyện Xuyên Mộc;

– Thị trấn Đất Đỏ, Phước Hải huyện Đất Đỏ.

4.   Liên hệ tư vấn thủ tục pháp lý

Liên hệ ngay hôm nay để được tư vấn cụ thể hơn. Đây có thể là quyết định tốt nhất về tư vấn đầu tư nhà đất mà bạn từng thực hiện. Khi chúng tôi liên hệ với một khách hàng mới, chúng tôi muốn tìm hiểu càng nhiều càng tốt về nhu cầu của khách hàng từ thời điểm bắt đầu để có thể có được những nhân sự tốt nhất làm việc với bạn.

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THIẾT KẾ – ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HƯNG CÔNG

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HƯNG CÔNG VŨNG TÀU