1. Tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa là gì?
- Trong các văn bản pháp luật không có định nghĩa rõ ràng nhưng có thể hiểu đó là nghĩa vụ tài chính mà người được nhà nước giao đất, cho thuê đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp phải thực hiện.
- Nhà nước đặt ra quy định này để bảo vệ đất trồng lúa, tránh việc người dân đổ xô chuyển đất trồng lúa sang đất thổ cư do sự chênh lệch giá đất trồng lúa nước và giá đất thổ cư.
2. Mức thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa là bao nhiêu?
Theo Khoản 3 Điều 2 Thông tư 18/2016/TT-BTC, tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa được tính như sau:
Mức thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa | = | Tỷ lệ phần trăm (%) | X | Diện tích | X | Giá của loại đất trồng lúa |
- Trong đó:
– Tỷ lệ phần trăm (%) xác định số thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa do UBND cấp tỉnh ban hành phù hợp với điều kiện cụ thể từng địa bàn của địa phương, nhưng không thấp hơn 50%.
– Diện tích là phần diện tích đất chuyên trồng lúa nước chuyển sang đất phi nông nghiệp ghi cụ thể trong quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất chuyên trồng lúa nước sang đất phi nông nghiệp của cơ quan có thẩm quyền.
– Giá của loại đất trồng lúa tính theo bảng giá đất đang được áp dụng tại thời điểm chuyển mục đích sử dụng đất do UBND cấp tỉnh ban hành.
3. Trách nhiệm về tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa thuộc về ai?
Điều 5a Nghị định 35/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 62/2019/NĐ-CP quy định như sau:
“1. Việc nộp tiền bảo vệ đất trồng lúa thực hiện theo quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều này, được thực hiện là một thành phần của bộ hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang mục đích phi nông nghiệp theo quy định của Luật đất đai.
2. Người được nhà nước giao đất, cho thuê đất lập bản kê khai diện tích đất chuyên trồng lúa nước được nhà nước giao, cho thuê theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này gửi tới cơ quan tài nguyên và môi trường đề nghị xác định diện tích đất chuyên trồng lúa nước phải nộp tiền bảo vệ phát triển đất trồng lúa.
a) Trường hợp bản kê khai không hợp lệ, trong thời gian 03 ngày làm việc, cơ quan tài nguyên và môi trường phải hướng dẫn cho người được nhà nước giao đất, cho thuê đất bổ sung, hoàn thiện và nộp lại bản kê khai.
b) Trường hợp bản kê khai hợp lệ, trong 05 ngày làm việc, cơ quan tài nguyên và môi trường có văn bản xác nhận rõ diện tích đất chuyên trồng lúa nước phải nộp tiền bảo vệ phát triển đất trồng lúa gửi đến người được nhà nước giao đất, cho thuê đất làm căn cứ để xác định số tiền phải nộp.
3. Người được nhà nước giao đất, cho thuê đất gửi hồ sơ đến cơ quan tài chính của địa phương đề nghị xác định số tiền nộp bảo vệ, phát triển đất trồng lúa, hồ sơ bao gồm: Đơn đề nghị xác nhận số tiền phải nộp theo mẫu quy định tại Phụ lục IV (đối với cơ quan, tổ chức) hoặc Phụ lục V (đối với hộ gia đình, cá nhân) ban hành kèm theo Nghị định này; văn bản xác nhận diện tích đất chuyên trồng lúa nước phải nộp tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa của cơ quan tài nguyên và môi trường.
a) Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời gian 03 ngày làm việc, cơ quan tài chính địa phương phải hướng dẫn cho người được nhà nước giao đất, cho thuê đất bổ sung, hoàn thiện và nộp lại hồ sơ.
b) Trong thời gian 05 ngày làm việc, cơ quan tài chính địa phương căn cứ vào văn bản xác nhận diện tích đất chuyên trồng lúa nước phải nộp tiền của cơ quan tài nguyên và môi trường, xác định số tiền phải nộp theo quy định đối với diện tích đất chuyên trồng lúa nước phải nộp và thông báo cho người được nhà nước giao đất, cho thuê đất theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Cơ quan tài chính địa phương tổ chức thu khoản tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa và nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định. Trường hợp quá thời hạn nộp theo công văn của cơ quan tài chính địa phương, người được nhà nước giao đất, cho thuê đất sẽ phải nộp thêm tiền chậm nộp theo quy định của pháp luật về quản lý thuế”.
- Như vậy, trường hợp được nhà nước giao đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa nước thì phải thực hiện các quy định của pháp luật về đất đai và phải nộp một khoản tiền để bảo vệ, phát triển đất trồng lúa. Cơ quan nhà nước cũng có trách nhiệm, theo dõi, kiểm tra và tổ chức thu khoản tiền này
4. Liên hệ tư vấn thủ tục pháp lý
Liên hệ ngay hôm nay để được tư vấn cụ thể hơn. Đây có thể là quyết định tốt nhất về tư vấn đầu tư nhà đất mà bạn từng thực hiện. Khi liên hệ với một khách hàng mới, chúng tôi muốn tìm hiểu càng nhiều càng tốt về nhu cầu của khách hàng từ thời điểm bắt đầu để chúng tôi có thể có được những nhân sự tốt nhất làm việc với bạn.
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THIẾT KẾ – ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HƯNG CÔNG
- Địa chị: 99/30–99/32 Nguyễn Thái Bình, P.4, Quận Tân Bình, TP.HCM
- Tel: 028. 6264.8059
- Fax: 028.6264.8060
- Email: hcgarchitects@gmail.com
- Website: https://hungcong.vn
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HƯNG CÔNG VŨNG TÀU
- Trụ sở: 69/24C Lê Hồng Phong, P.7, TP.Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
- Văn phòng hoạt động: Số 02 Lê Hồng Phong nối dài, P.Thắng Tam, TP.Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- Hotline: 02543.616.979
- Email: hungcongvungtau2020@gmail.com
- Website: https://hungcong.vn/
- FB: https://facebook.com/HungCongVT