Các hình thức lựa chọn nhà đầu tư

Lựa Chọn Nhà đầu Tư

Lựa chọn nhà đầu tư là hoạt động được thực hiện để xác định nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu để thực hiện dự án đầu tư.

Căn cứ theo Luật đầu tư 2020, việc lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án được thực hiện thông qua 1 trong 3 hình thức sau:

  • Đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai
  • Đấu thầu dự án lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của Luật đấu thầu

Lưu ý: Hai hình thức trên được thực hiện sau khi chấp thuận chủ trương đầu tư, trừ trường hợp dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư.

  • Chấp thuận nhà đầu tư theo quy định của pháp luật

1. Hình thức đấu giá quyền sử dụng đất

a) Điều kiện để tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất

Khoản 1 Điều 119 Luật Đất đai năm 2013, quy định điều kiện để tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất như sau:

  • Đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện;
  • Đất đã được giải phóng mặt bằng, đất có tài sản gắn liền với đất mà tài sản này thuộc sở hữu Nhà nước;
  • Có phương án đấu giá quyền sử dụng đất được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

b) Dự án nào lựa chọn nhà đầu tư bằng hình thức đấu giá quyền sử dụng đất

– Lựa chọn nhà đầu tư thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện trong trường hợp giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư thuộc diện phải đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai và khu đất dự kiến thực hiện dự án đầu tư đã được giải phóng mặt bằng. (Nghị định 31/2021/NĐ-CP)

c) Thủ tục đấu giá quyền sử dụng đất

Thông tư liên tịch số 14/2015/TTLT- BTNMT-BTP hướng dẫn thủ tục đấu giá quyền sử dụng đất như sau:

  • Bước 1: Lập và hoàn thành phương án đấu giá quyền sử dụng đất
  • Bước 2: Nộp hồ sơ đấu giá quyền sử dụng.
  • Bước 3: Quyết định việc đấu giá quyền sử dụng đất do UBND có thẩm quyền ra quyết định;
  • Bước 4: Xác định việc phê duyệt giá khởi điểm của thửa đất đấu giá.
  • Bước 5: Lựa chọn và ký hợp đồng thuê đơn vị tiến hành cuộc đấu giá quyền sử dụng đất.
  • Bước 6: Kiểm tra, giám sát thực hiện bán đấu giá quyền sử dụng đất.
  • Bước 7: Phê duyệt kết quả trúng giá quyền sử dụng đất.
  • Bước 8: Thực hiện các nghĩa vụ tài chính liên quan đến quyền sử dụng đất sau khi có kết quả công nhận kết quả trúng giá quyền sử dụng đất.
  • Bước 9: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và bàn giao trên thực địa quyền sử dụng đất

2. Hình thức đấu thầu dự án lựa chọn nhà đầu tư

a) Những dự án thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

Dự án đầu tư có sử dụng đất phải đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư gồm các trường hợp sau (Điều 11 Nghị định số 25/2020/NĐ-CP sửa đổi tại Nghị định 31/2021/NĐ-CP):

  • Dự án đầu tư có sử dụng đất để xây dựng khu đô thị; công trình dân dụng có một hoặc nhiều công năng gồm: nhà ở thương mại; trụ sở, văn phòng làm việc; công trình thương mại, dịch vụ không sử dụng vốn đầu tư.
  • Dự án xây dựng khu đô thị, nhà ở thương mại; trụ sở văn phòng làm việc; công trình thương mại, dịch vụ phân loại theo pháp luật xây dựng.
  • Trường hợp có hai nhà đầu tư trở lên trúng sơ tuyển hoặc đối với dự án có tổng chi phí thực hiện dự án dưới 120 tỷ đồng (không bao gồm chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng) thực hiện quy trình đầu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án (theo Nghị định số 25/2020/NĐ-CP).

b) Điều kiện đối với dự án thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

Dự án phải đáp ứng các điều kiện sau để được đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư:

  • Thuộc danh mục dự án cần thu hồi đất được duyệt, thuộc khu đất do Nhà nước đang quản lý, sử dụng sẽ được UBND cấp tỉnh/Ban quản lý khu kinh tế giao đất, cho thuê đất cho nhà đầu tư được chấp thuận.
  • Thuộc chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở; chương trình phát triển đô thị (nếu có).
  • Phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch xây dựng tỷ lệ 1/2.000 hoặc tỷ lệ 1/500 (nếu có) hoặc quy hoạch phân khu đô thị tỷ lệ 1/2.000 hoặc tỷ lệ 1/5.000.
  • Không đủ điều kiện để đấu giá quyền sử dụng đất.
  • Không thuộc trường hợp chỉ định thầu (do chỉ có một nhà đầu tư có khả năng thực hiện), lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt.

c) Thủ tục thực hiện đấu thầu dự án lựa chọn nhà đầu tư

  • Bước 1: Đề xuất dự án đầu tư có sử dụng đất (Dự án do cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, UBND huyện lập hoặc dự án do nhà đầu tư đề xuất)
  • Bước 2: Lập danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất
  • Bước 3: Phê duyệt danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất
  • Bước 4: Công bố danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất
  • Bước 5: Mời sơ tuyển, mời quan tâm
  • Bước 6: Nhà đầu tư chuẩn bị và nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án tới Sở Kế hoạch và Đầu tư và trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia dựa theo thông tin được công bố
  • Bước 7: Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc Ban quản lý khu kinh tế (đối với dự án thực hiện tại khu kinh tế) tổ chức đánh giá sơ bộ năng lực, kinh nghiệm của các nhà đầu tư đã nộp hồ sơ

Lưu ý: Nếu chỉ có một nhà đầu tư đăng ký tham gia đấu thầu, cơ quan có thẩm quyền chấp thuận nhà đầu tư khi đáp ứng điều kiện có liên quan.

d) Các hình thức đấu thầu dự án lựa chọn nhà đầu tư

Đấu thầu dự án lựa chọn nhà đầu tư gồm các hình thức sau:

  • Đấu thầu rộng rãi
  • Đấu thầu hạn chế
  • Chỉ định thầu
  • Chào hàng cạnh tranh
  • Mua sắm trực tiếp
  • Tự thực hiện
  • Lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt
  • Tham gia thực hiện của cộng đồng

Trong đó có 3 hình thức thường được sử dụng là: Đấu thầu rộng rãi, Chào hàng cạnh tranh và Chỉ định thầu

3. Hình thức chấp thuận nhà đầu tư

Khoản 3 và 4, Điều 29 Luật Đầu tư 2020, các dự án lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức chấp thuận nhà đầu tư bao gồm:

  • Trường hợp tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất mà chỉ có một người đăng ký tham gia hoặc đấu giá không thành hoặc tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư mà chỉ có một nhà đầu tư đăng ký theo quy định của pháp luật về đấu thầu

– Đã tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất nhưng chỉ có một nhà đầu tư đăng ký tham gia hoặc đã tổ chức đấu giá ít nhất 02 lần không thành theo quy định của pháp luật về đất đai;

– Đã đăng tải Danh mục dự án theo quy định của pháp luật về đấu thầu nhưng chỉ có một nhà đầu tư đăng ký và đáp ứng yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm hoặc nhiều nhà đầu tư đăng ký nhưng chỉ có một nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm theo quy định của pháp luật về đấu thầu;

  • Đối với dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư, cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư trong các trường hợp sau đây:

– Nhà đầu tư có quyền sử dụng đất, trừ trường hợp Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng theo quy định của pháp luật và đất đai;

– Nhà đầu tư nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

– Nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao;

– Trường hợp khác không thuộc diện đấu giá, đấu thầu theo quy định của pháp luật.

4. Liên hệ tư vấn thủ tục pháp lý

Liên hệ ngay hôm nay để được tư vấn cụ thể hơn. Đây có thể là quyết định tốt nhất về tư vấn đầu tư nhà đất mà bạn từng thực hiện. Khi liên hệ với một khách hàng mới, chúng tôi muốn tìm hiểu càng nhiều càng tốt về nhu cầu của khách hàng từ thời điểm bắt đầu để có thể có được những nhân sự tốt nhất làm việc với bạn.

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THIẾT KẾ – ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HƯNG CÔNG

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HƯNG CÔNG VŨNG TÀU