Phân biệt tranh chấp đất đai và tranh chấp về đất đai

Phân Biệt

Hiện nay, có không ít người vẫn đang cho rằng tranh chấp đất đai và tranh chấp về đất đai là một. Do khái niệm về các khái niệm này vẫn còn mơ hồ, không rõ ràng dẫn đến nhầm lẫn trên. Việc phân biệt rõ hai khái niệm này rất quan trọng vì cách giải quyết chúng cũng khác nhau. Vậy, làm sao để phân biệt được khái niệm này? Cùng Công ty Hưng Công Vũng Tàu giải đáp vấn đề này.

1.    Phân biệt tranh chấp đất đai và tranh chấp về đất đai?

Tiêu chí

Tranh chấp đất đai

Tranh chấp về đất đai

Khái niệm

– Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai (Khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013).

– Là một loại tranh chấp nằm trong khái niệm tranh chấp về đất đai.

 – Tranh chấp về đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ giữa các bên trong quan hệ dân sự liên quan đến đất đai ví dụ như thừa kế, tài sản chung là quyền sử dụng đất,…

– Là tất cả những tranh chấp liên quan tới đất đai, bao gồm cả tranh chấp đất đai.

Bản chất

– Tranh chấp về xác định ai là người có quyền hợp pháp đối với đất đai Bao gồm:

– Tranh chấp hợp đồng, giao dịch liên quan tới đất đai;

– Tranh chấp đất trong hôn nhân và gia đình (ví dụ phân chia đất sau khi ly hôn)

– Tranh chấp về thừa kế đất,…

Các loại tranh chấp phổ biến

– Tranh chấp giữa người sử dụng đất với cá nhân khác hoặc với Nhà nước.

– Tranh chấp giữa những người sử dụng chung đất hoặc về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất.

– Tranh chấp giữa 2 cá nhân chưa xác định được ai là người sử dụng đất hợp pháp,…

 

– Tranh chấp về giao dịch đất đai, thừa kế đất đai,…

Hòa giải tại UBND cấp xã

 – Bắt buộc – Không bắt buộc

Trình tự khởi kiện

Sau khi đã hòa giải tại UBND cấp xã không thành thì:

– Đương sự có Giấy chứng nhận QSD đất  hoặc có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì khởi kiện tại Tòa án.

– Đương sự không có Giấy chứng nhận QSD đất hoặc không có giấy tờ về quyền sử dụng đất thì chọn một trong hai hình thức:

+ Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp huyện, cấp tỉnh;

+ Khởi kiện tại Tòa án.

 – Có quyền khởi kiện tại Tòa án mà không cần thông qua hòa giải tại UBND cấp xã.

Thời hiệu khởi kiện

– Yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu không tính thời hiệu khởi kiện – Tranh chấp về thừa kế: Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản

– Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết

– Tòa án nhân dân nơi có đất xảy ra tranh chấp;

– UBND cấp huyện;

– UBND cấp tỉnh.

– Tòa án.

Luật điều chỉnh

– Luật Đất đai năm 2013;

– Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

– Bộ luật Dân sự năm 2015;

– Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;

– Luật Đất đai năm 2013;

– Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

-> Tìm hiểu thêm về Thủ tục và thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai <-

2.    Liên hệ tư vấn thủ tục pháp lý

Liên hệ ngay hôm nay để được tư vấn cụ thể hơn. Đây có thể là quyết định tốt nhất về tư vấn đầu tư nhà đất mà bạn từng thực hiện. Khi chúng tôi liên hệ với một khách hàng mới, chúng tôi muốn tìm hiểu càng nhiều càng tốt về nhu cầu của khách hàng từ thời điểm bắt đầu để chúng tôi có thể có được những nhân sự tốt nhất làm việc với bạn.

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THIẾT KẾ – ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HƯNG CÔNG

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HƯNG CÔNG VŨNG TÀU